9 CÁCH GIAO TIẾP THÔNG MINH GIÚP BẠN LÀM CHỦ TÌNH HUỐNG

9 CÁCH GIAO TIẾP THÔNG MINH GIÚP BẠN LÀM CHỦ TÌNH HUỐNG

Giao tiếp là một nghệ thuật, không những thế giao tiếp còn giúp gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Và đây là một trong những bước đầu trong việc xây dựng một mối quan hệ mới. Phải nói rằng để có một cuộc sống trọn vẹn, chúng ta cần có những mối quan hệ tích cực. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó?
Học kĩ năng giao tiếp như thế nào?
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kĩ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội, có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kĩ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất.
Những nguyên tắc cần biết để giao tiếp tốt hơn:
1. Giữ bình tĩnh
Khi tức giận với một ai đó, người ta thường có xu hướng nói lớn tiếng hơn thậm chí là hét to. Điều đó thể hiện sự mất kiểm soát cũng như dẫn tới những hành vi kích động. Việc duy nhất mà bạn nên làm lúc này là giữ bình tĩnh nhất có thể. Hãy im lặng, đừng cố tranh cãi hay phản ứng ngược lại. Vì biểu hiện này sẽ nhanh chóng giảm dần. Và nhiều khả năng ngay sau đó họ sẽ cảm thấy được lỗi của mình và mong bạn tha thứ, chỉ cần bạn đừng tức giận lại với họ mà thôi.
2. Luôn mỉm cười
Hãy nhớ rằng luôn tạo ấn tượng cho người khác bằng cách mỉm cười. Chắc chắn rằng sẽ không ai muốn thấy bộ mặt cau có của bạn. Lẽ dĩ nhiên là chẳng ai muốn nói chuyện với một người luôn khó chịu. Bởi người ta có xu hướng thích nói chuyện với những người mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện. Một nụ cười chân thành sẽ gây ấn tượng với người khác nhiều hơn cho bạn đấy!
"Cuộc sống chỉ đến một lần, vì thế hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc, và ở bên cạnh bất cứ ai làm bạn mỉm cười"
3. Tâm lí thoải mái
Một phương pháp cũ từng được sử dụng bởi nhiều học sinh trong các kì thi vấn đáp, họ tưởng tượng rằng thầy cô giáo là một người bạn tốt và thân thiết của mình. Điều này giúp họ cảm thấy bình tĩnh hơn, và sẽ trở nên dễ dàng hơn để tìm câu trả lời đúng cho các câu hỏi. Kĩ thuật này cũng có hiệu quả trong các tình huống khác. Như khi bạn chuẩn bị có một cuộc phỏng vấn công việc quan trọng! Hãy tưởng tượng người phỏng vấn bạn là một người bạn dễ mến, thận thiện, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đây không phải là một cuộc thi mà chỉ là cuộc trò chuyện bình thường giữa những người bạn với nhau. Nhờ vậy mà bạn sẽ có những suy nghĩ và đưa ra câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể.
4. Đôi mắt
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và chính vì thế mà nó cũng nói lên rất nhiều điều. Một điều thực tế là khi đám đông mọi người đang cùng nói chuyện và cười đùa, người ta có bản năng hướng mắt về phía người mà họ thích, hoặc với người mà họ muốn được gần gũi nhất. Do đó, hãy học cách quan sát ánh mắt của mọi người xung quanh, có thể bạn sẽ phát hiện ra được nhiều điều hơn, cũng như biết cách giao tiếp bằng ánh mắt với người mà bạn cần nói chuyện.
5. Cảm giác an toàn
Thông thường, các bữa ăn sẽ tạo cho người ta cảm giác an toàn, ấm cúng. Đặc biệt là những bữa ăn ở nhà, được bao quanh bởi bức tường riêng tư, thân mật của gia đình. Đó là lí do tại sao, nếu bạn đang thực sự lo lắng, chỉ cần nhai một vài viên kẹo cao su. Nó sẽ lừa bộ não của bạn rằng bạn đang ăn và không có gì phải lo lắng cả, vì vậy bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn sau một thời gian.
6. Tự tin
Bạn biết đấy khi tự tin với những điều bạn nghĩ, bạn có thể nói chúng ra một cách dễ dàng, và diễn tả cũng như truyền tải lại nội dung đó cho người đối diện bạn một cách rõ ràng nhất. Người quyến rũ, thành công thường thể hiện họ là người tự tin vào bản thân và hành động của mình, vì vậy bạn hãy cố gắng thể hiện rằng bạn biết mình đang nói về cái gì bằng các câu nói như “tôi nghĩ là”, “tôi tin là”.
7. Kiểm soát tình huống
Nếu bạn biết một người sẽ có ý định chỉ trích, nói xấu bạn trước mặt ai đó, hãy lấy hết sức can đảm và cố gắng để ngồi hoặc đứng bên cạnh người đó. Trong trường hợp này, người đó sẽ trở nên dịu dàng và nói những điều ít tiêu cực về bạn hơn so với khi bạn ngồi cách xa họ.
8. Lịch sự
Hãy luôn là người lịch sự và cư xử một cách tử tế nhất với người đang nói chuyện cùng bạn. Chính điều đó sẽ khiến bạn dễ lấy được thiện cảm từ người khác. Và hiển nhiên họ cũng sẽ cảm thấy họ đang được nói chuyện với một người chân thành và đáng tin cậy. Cách cư xử của bạn sẽ là tấm gương phản chiếu với người đối diện bạn. Người khác cũng sẽ theo đó mà có một cách giao tiếp để phản hồi lại với bạn.
9. Ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp không chỉ qua lời nói mà còn biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể. Quan sát cách một người đang nói chuyện, bạn sẽ biết được họ có đang hứng thú với cuộc trò chuyện đó hay không? Vì vậy, khi ngồi nghe ai đó nói chuyện bạn hãy cho họ biết rằng bạn đang rất nhiệt tình và rất tôn trọng họ. Bằng cách gật đầu hưởng ứng hoặc thỉnh thoảng trả lời vài câu để họ biết rằng bạn đang lắng nghe và thật sự quan tâm đến vấn đề đó.
Nắm rõ những điều này để luôn là người khôn ngoan và ứng xử khéo léo trong mọi hoàn cảnh giao tiếp các bạn nhé!
“Nói những gì mà bạn nghĩ, cũng quan trọng như là nghĩ những gì mà bạn nói” – Khuyết danh.
Nguồn: Bestie

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn